Có thể nói không có ngành sản xuất nào mà nguyên liệu đầu vào lại phong phú và đa dạng như nội thất gỗ. Điển hình là Gỗ dán công nghiệp (plywood). Có rất nhiều loại gỗ dán khác nhau sử dụng cho nhiều mục đích như gỗ dán thường, gỗ dán chống ẩm, gỗ dán chịu nước phủ keo đỏ, cốp pha phủ phim,… Trong bài viết này Tản Viên xin được giới thiệu về tất cả các loại gỗ dán công nghiệp cùng với bảng giá dành cho các xưởng sản xuất và đại lý
Gỗ dán công nghiệp là gỗ gì?
1.Gỗ dán là gì?
Gỗ dán (tên tiếng Anh là Plywood, hay còn gọi là ván ép, ván dán) là tấm vật liệu được làm từ nhiều lớp gỗ tự nhiên lạng mỏng khoảng 1 mm. Các lớp gỗ này được sắp xếp vuông góc theo hướng vân gỗ của mỗi lớp, rồi được ép vào nhau dưới nhiệt độ và áp suất cao với sự tham gia của các chất kết dính
Quy cách ván thông thường :
Tỷ trọng trung bình của ván dán là 600 – 700 kg/m3.
Độ dày thông dụng: 3,5,6,8,10,12,15,18,20,25 (mm)
Dài: 2440 (mm) x Rộng: 1220 (mm)
2.Các loại gỗ dán công nghiệp mà Tản Viên đang cung cấp:
Gỗ dán thường:
Gỗ dán công nghiệp
Gỗ dán thường có các độ dày: 5,7,8,10,12,15,18mm
Gỗ dán 2M A đỏ keo chống ẩm:
Gỗ dán 2M A phủ keo đỏ chống ẩm
Gỗ dán chống ẩm
Gỗ dán bề mặt Bintago:
Gỗ dán bề mặt Bintagor ( Bintagor Plywood)
Gỗ dán bề mặt Okume:
Gỗ dán Okoume
Gỗ dán phủ phim ( Cốp pha phủ phim)
Ván ép cốp pha phủ phim
Ngoài ra còn 1 số loại Gỗ dán nội thất khác…
Tham khảo bảng giá của tất cả các loại gỗ dán trên ở cuối bài viết
3.Tại sao gỗ dán có số lớp gỗ lẻ?
Bạn có bao giờ thắc mắc?!
Điều kỳ lạ là chúng chỉ có 3 lớp, 5 lớp,9 lớp, thậm chí là 11 lớp?
Tại sao không có lớp gỗ chẵn ? Phải chăng người ta kiêng kị điều gì ???
Thực ra khi khô hanh gỗ thường co lại và nói chung phần co theo vân ngang lớn hơn phần co theo vân dọc. Tấm gỗ càng mỏng, càng dễ bị vênh.
Tấm gỗ dán chính là lợi dụng tính co lại không đều của các tấm mỏng, đem xếp dán các tấm mỏng co theo vân ngang với tấm mỏng co theo vân dọc để tránh nhược điểm trên.
Sở dĩ tấm gỗ dán có số lớp lẻ là để làm cho các tấm gỗ dán có một lớp cốt lõi ở giữa, một mặt khiến các lớp mỏng ở hai phía bị lớp cốt lõi giữ chặt không thể tự do giãn nở, mặt khác cũng làm cho lớp cốt lõi bị các lớp phía ngoài hạn chế.
Còn nếu dùng số lớp mỏng là chẵn thì tuy có một lớp ngang một lớp dọc, nhưng hướng vân của hai lớp mỏng ngoài cùng sẽ không giống nhau, một lớp co theo hướng dọc, một lớp co theo hướng ngang, kết quả là hai mặt ngoài của tấm gỗ dán sẽ lớn nhỏ không đều nhau, hơn nữa do hướng vân của hai lớp mỏng ngoài cùng không giống nhau, nên mất tác dụng kiềm chế lớp trung gian.
Vì vậy các tấm gỗ dán đều có số lớp gỗ mỏng là số lẻ.
4.Đặc điểm nổi trội của gỗ dán là gì?
Vì là một sáng tạo lớn trong ngành công nghiệp gỗ nên gỗ dán có rất nhiều đặc điểm nổi trội so với gỗ tự nhiên. Gỗ dán có đặc điểm nổi bật là:
– Có độ bền cao tuy không bằng gỗ tự nhiên nhưng độ bền của gỗ dán cũng khá đảm bảo.
– Gỗ dán có độ sáng và đọ cứng tốt do xuất thân là các lớp gỗ tự nhiên mỏng dán chồng lên nhau nên gỗ dán có độ sáng không kém gì gỗ tự nhiên còn độ cứng sẽ cứng hơn chính loại gỗ tự nhiên làm nên nó bởi lớp keo Phenol.
– Một đặc tính ưu việt của gỗ dán đó là có tính chịu lực cao, không bị vênh, nứt hay bị co ngót, Dù thời tiết có thay đổi thế nào thì loại gỗ này cũng không cong vênh hay co ngót.
– Có bề mặt phẳng, chịu nước cực tốt
– Giá thành của gỗ rẻ hơn gấp nhiều lần so với gỗ tự nhiên.
– Tuy nhiên gỗ dán có một đặc điểm không tốt đó là để lâu trong nơi có độ ẩm cao thì gỗ rất nhanh bị mục.
4.Ưu nhược điểm của gỗ dán là gì
Ưu điểm của ván gỗ dán
– Do cách sắp xếp các lớp gỗ đan xen nhau nên ván dán rất cứng và có độ bền cơ lý rất cao.
– So với ván MDF, ván dán ít bị ảnh hưởng bởi nước hơn và tấm ván không dễ bị phồng khi ngâm nước như ván MDF.
– Ván dán có khả năng bám vít và bám dính vô cùng tốt.
– Ván chịu ẩm khá tốt trong môi trường thoáng khí.
Nhược điểm
– So với ván MDF hay ván dăm, giá thành của ván dán cao hơn.
– Khi cắt ván dán, cạnh ván dễ bị sứt mẻ.
– Nếu không được xử lý đúng tiêu chuẩn thì ván dễ bị cong vênh, bề mặt gồ ghề và dễ bị tách lớp khi ở môi trường có độ ẩm cao.
5.Ứng dụng của gỗ dán
– Ván dán được ứng dụng rộng rãi trong xây dựng như làm khuôn đổ bê tông hay vật liệu phủ.
– Ván ép nhiều lớp được sử dụng cho những sản phẩm chịu lực và có độ ổn định kích thước cao như sàn và vách.
– Ván dán có thể tiếp tục được phủ các bề mặt để ứng dụng trong nội thất như bàn, tủ, giường,…
6.Bảng giá bán gỗ dán công nghiệp cho xưởng và đại lý
Công ty Tản Viên là nhà nhập khẩu và phân phối, mua bán gỗ nguyên liệu lớn tại thị trường miền Bắc, với nhiều loại gỗ tự nhiên: óc chó, sồi, thông, tần bì, beech,…Gỗ công nghiệp: Gỗ MDF, ván dăm, gỗ ghép thanh,… cũng như các loại gỗ dán kể trên.
Tản Viên xin gửi đến bạn bảng giá các loại gỗ dán mà chúng tôi đang cung cấp hiện nay:
Báo giá gỗ dán công nghiệp
Báo giá gỗ dán Vimat
Báo giá gỗ dán nhập khẩu
Báo giá gỗ dán phủ keo đỏ chống ẩm
Báo giá cốp pha phủ phim nhập khẩu
*Lưu ý: Bảng giá trên tại thời điểm tháng 4/2018, giá thực tế có thể đã thay đổi. Để lấy báo giá mới nhất, hoặc cần tư vấn hãy gọi đến số Hotline hoặc gửi Email cho chúng tôi.
Hãy gọi đến hotline của Tản Viên để nhận các thông tin cần thiết cho khách hàng và báo giá tốt nhất theo số: 02433674777
Email: banhang.tanvien@gmail.com
Website: www.tanviendeco.vn
Showroom: 28C – A10 Nguyễn Chánh – Nam Trung Yên – Cầu Giấy – Hà Nội
Địa chỉ: Bình Phú – Thạch Thất – Hà Nội
Liên hệ nhận báo giá tại: Liên hệ – Báo giá
Xem ngay: 5 loại gỗ công nghiệp đang được ưa dùng hiện nay
Bảng giá gỗ MDF tại Hà Nội